VIÊM KHỚP DẠNG THẤP: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG
Viêm khớp dạng thấp là gì, nguyên nhân gây bệnh?
Khái niệm
Viêm khớp dạng thấp (VKDT) là 1 bệnh tự miễn hệ thống gây viêm khớp mạn tính ở người lớn, biểu hiện bằng viêm không đặc hiệu màng hoạt dịch của nhiều khớp, diễn biến kéo dài, tăng dần, cuối cùng dẫn tới dính và biến dạng khớp.
Nguyên nhân
VKDT được coi là 1 bệnh tự miễn hệ thống với sự tham gia của nhiều yếu tố:
- Tác nhân khởi phát chưa được xác minh chắc chắn, có giả thuyết cho rằng có thể do virus
- Yếu tố cơ địa: thường gặp ở nữ, 25-55 tuổi
- Yếu tố di truyền
Triệu chứng lâm sàng:
Biểu hiện tại khớp
- Chủ yếu là các khớp nhỏ và vừa như khớp bàn tay, cổ tay, ngón tay, khớp gối, bàn chân, ngón chân
- Tính chất viêm đối xứng khớp
- Sưng đau, ít khi nóng đỏ, đau nhiều về đêm và gần sáng
- Vận động khó khan, có dấu hiệu cứng khớp buối sáng
Biểu hiện toàn thân và ngoài khớp
- Bệnh nhân gầy sút, mệt mỏi, da xanh nhợt
- Xuất hiện hạt dưới da ở xương trụ, xương chày
- Ban đỏ gan bàn chân, long bàn tay
- Teo cơ do giảm vận động
- Bao khớp phình ra
Điều trị
Điều trị bằng thuốc
Thuốc điều trị cơ bản bệnh: thuốc chống thấp tác dụng chậm như chloroquine, methotrexate, thuốc ức chế cytokine
Thuốc chống viêm: diclofenac, piroxicam…
Corticoid, thuốc giảm đau.
Các phương pháp khác
Phục hồi chức năng: vật lý trị liệu, vận động liệu pháp
Ngoại khoa: mổ cắt bỏ màng hoạt dịch, thay khớp,…