BỆNH CƯỜNG GIÁP

Cường giáp là gì?

Cường giáp (Hyperthyroidism) là tình trạng tăng hormon tuyến giáp trong máu do hoạt động quá mức của tuyến giáp, từ đó gây ra những tổn hại về mô và chuyển hóa hay còn gọi là nhiễm độc giáp.

Nguyên nhân gây cường giáp

Bệnh

Nguyên nhân

Nguyên phát:

Bệnh Basedow (75%)

Bướu giáp độc đơn/đa nhân

U lành tính (Adenoma)

Viêm tuyến giáp

Do dùng thuốc

Chế độ ăn

 

Bệnh tự miễn (kích thích kháng thể kháng thụ thể TSH

 

 

Tự miễn, virus, sau sinh đẻ

Amiodaron, quá liều levothyroxin (điều trị suy giáp)

Quá nhiều iod

Thứ phát:

 

Tăng tiết TSH do u tuyến yên

Bất thường các tuyến nội tiết khác

Triệu chứng của cường giáp (nhiễm độc giáp)

Biểu hiện tất cả các dấu hiệu tổn thương ở mô và rối loạn chuyển hóa do dư thừa hormon tuyến giáp

Chuyển hóa:

  • Mệt mỏi, gầy sút nhanh mặc dù ăn ngon miệng
  • Tăng cảm giác khát: uống nhiều tiểu nhiều
  • Rối loạn điều hòa thân nhiệt, sốt nhẹ, sợ nóng, da nóng
  • Xuất hiện bướu giáp, có tiếng thổi do tăng lượng máu đến giáp

Tim mạch:

  • Nhịp tim nhanh thường xuyên (> 100 lần/phút), tăng lên khi xúc động, hay hồi hộp, đánh trống ngực
  • Huyết áp tâm thu tăng, hiệu số huyết áp cao, có thể dẫn đến rung nhĩ, suy tim.

Tâm thần kinh:

  • Trạng thái kích thích, lo lắng, bồn chồn, tính khí thất thường dễ cáu gắt
  • Hay mất ngủ, có thể dẫn tới trầm cảm, rối loạn tâm thần
  • Run đầu ngón tay, tần số cao, biên độ thấp, đều
  • Rối loạn vận mạch: mặt đỏ bừng từng lúc, vã mồ hôi.

Tiêu hóa:

  • Tăng nhu động ruột gây tiêu chảy nhưng không có đau quặn

Cơ xương:

  • Tăng phản xạ gân xương, rung cơ
  • Co cơ mi mắt

Sinh dục: suy giảm tình dục, kinh thưa

Da: phù niêm trước xương chày

Biến chứng:

Cơn cường giáp cấp: hiếm gặp, thường xảy ra khi có rối loạn chuyển hóa, nhiễm khuẩn, rối loạn tâm thần hoặc khi điều trị bằng phóng xạ.

  • Bệnh nhân mệt mỏi, sốt cao, gầy nhanh, vã mồ hôi, kèm theo vật vã kích động
  • Nhịp tim nhanh (180-200 lần/phút) hoặc loạn nhịp dẫn tới suy tim hoặc trụy tim
  • Teo cơ nhanh, có thể giả liệt cơ

Biến chứng tim: loạn nhịp nhanh có ngoại tâm thu hoặc suy tim toàn bộ

Điều trị

Điều trị nội khoa:

  • Thuốc kháng giáp: methylthiouracil, propylthiouracil, methimazol, carbimazol, thiamazol
  • Iod vô cơ
  • Thuốc chẹn b giao cảm: propranonol để làm chậm nhịp tim

Điều trị ngoại khoa:

  • Cắt tuyến giáp
  • Phẫu thuật lấy nhân giáp trong bướu giáp độc đơn/đa nhân

Điều trị bằng đồng vị phóng dạ 131I

Bài viết liên quan