ĐỘNG KINH VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý

Động kinh là gì?

Động kinh (Epilepsy) là sự rối loạn từng cơn chức năng của thần kinh trung ương do sự phóng điện đột ngột, quá mức, đồng thời của các neuron.

Động kinh xuất hiện từng cơn ngắn kéo dài khoảng vài giây đến 1 phút, cơn sau giống cơn trước và thường xảy ra đột ngột. Mất ý thức là biểu hiện thường thấy trong cơn động kinh.

Nguyên nhân gây bệnh

Động kinh có nhiều nguyên nhân. Tuổi khởi phát có liên quan đến nguyên nhân động kinh

  • Dị tật bẩm sinh và các sang chấn trong thời kỳ chu sinh: nhưng tổn thương này thường gây động kinh ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ
  • Các bấy thường ở cấu trúc não: u não, các tổn thương sau tai biến như: dị dạng mạch máu não, xuất huyết dưới màng nhện, teo não…
  • Chấn thương sọ não
  • Nhiễm khuẩn: viêm màng não, viêm não do vi khuẩn/ virus, giang mai thần kinh, kén sán
  • Nhiều trường hợp không tìm thấy nguyên nhân gọi là động kinh nguyên phát.

Triệu chứng của bệnh

Động kinh cơn lớn: diễn biến theo 5 giai đoạn:

  1. Giai đoạn tiền triệu: các triệu chứng không đặc hiệu: đau đầu, thay đổi sắc khí, tâm trạng thờ ơ
  2. Một sô bệnh nhân có triệu chứng báo trước đặc hiệu hơn như cảm thấy ngứa hay ngửi thấy mùi lạ, đau thượng vị
  3. Giai đoạn co cứng: bệnh nhân co thắt toàn thể nhiều nhóm cơ cả cơ vân và cơ trơn. Hậu quả là bệnh nhân mất thăng bằng và ngã ra. Cơ hô hấp bị co thắt gây nên la hét ngắn không tự chủ, tím tái. Giai đoạn này kéo dài 30 giây- 1 phút
  4. Giai đoạn co giật: biểu hiện bằng những cơn co giật kéo dài 2-3 phút rồi bệnh nhân đi vào hôn mê sâu, mất ý thức. Bệnh nhân có thể sùi bọt mép, căn vào môi, lưỡi, đại tiểu tiện không tự chủ
  5. Giai đoạn sau cơn: giai đoạn thư giãn với liệt mềm và ngơ ngác, đi dần vào giấc ngủ. Sau vào giờ bệnh nhân tỉnh lại với các triệu chứng đau đầu, tím tái, lẫn lộn. Bệnh nhân thường không nhớ những gì đã xảy ra.

Cơn động kinh nhỏ (vắng ý thức)

  • Đặc trưng bằng rối loạn ý thức, cơ tăng hoặc mất trương lực cơ, cơn thực vật (đái dầm)
  • Dạng động kinh này thường xuất hiện ở trẻ em, dễ nhầm với ngủ gật hay sa sút trong học tập, làm trẻ chậm lớn.
  • Cơn động kinh cục bộ
  • Triệu chứng về thần kinh rất da dạng như: các triệu chứng về tâm thần bao gồm mất ngôn ngữ, rối loạn tinh thần, ảo giác, choáng và ngất.

Điều trị

Điều trị không dùng thuốc

  • Sinh hoạt điều độ, tránh căng thẳng, đảm bảo giấc ngủ tốt
  • Tránh những công việc có thể xảy ra nguy hiểm cho bệnh nhân khi lên cơn đột ngột như: lái xe, làm việc ở tầng cao. Tuyệt đối kiêng rượu.

Điều trị bằng thuốc

  • Lựa chọn loại thuốc phù hợp với tình trạng bệnh
  • Liều lượng tùy thuộc bệnh, loại cơn, thể trạng bệnh nhân
  • Thuốc phải được dùng đều đặn đủ liều hàng ngày
  • Các thuốc điều trị: carbamazepin, phenytoin, phenobarbital, valproat natri, primidon

Điều trị ngoại khoa

Điều trị ngoại khoa được chỉ định cho 1 số trường hợp:

  • Động kinh cục bộ do tổn thương ở vỏ não
  • Vị trí ổ động kinh nằm ở vùng có thể can thiệp ngoại khoa
  • Nguyên nhân động kinh có thể giải quyết bằng phẫu thuật (khối u màng não, u não, dạ dạng mạch não, khối máu tụ)

 

Bài viết liên quan