SỎI TIẾT NIỆU LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN
ĐỊNH NGHĨA SỎI TIẾT NIỆU
Sỏi tiết niệu là sự hình thành và hiện diện sỏi trong đường tiết niệu. Sỏi ở vị trí nào thì tên gọi theo vị trí có quan đó( sỏi thận, sỏi mật, sỏi niệu quản…)
NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SỎI TIẾT NIỆU
Sỏi tiết niệu được hình thành do nhiều nguyên nhân và yếu tố phức tạp. Điển hình bắt nguồn từ các muối khoáng hòa tan trong nước tiểu. Các muối khoáng này sẽ kết tinh thành nhân nhỏ rồi lớn dần thành sỏi
Khi sỏi hình thành trong nước tiểu sẽ gây đau, nhiễm khuẩn tiết niệu, ứ nước, ứ mủ ở thận và có thể dẫn tới suy thận.
Loại sỏi |
Nguyên nhân và điều kiện thuận lợi |
Calci phosphate |
Cường cận giáp, tăng calci niệu vô căn |
Calci oxalate |
Tăng calci niệu vô căn, thức ăn nhiều oxalate, uống vitamin C liều cao kéo dài, tăng calci máu |
Urat |
Tăng acid uric máu, acid uric niệu, thức ăn nhiều purin, nước tiểu quá acid |
Cystin |
Tăng cystin niệu |
Struvit |
Nhiễm khuẩn tiết niệu mạn và tái phát |
Điều kiện thuận lợi:
- Giảm lưu lượng nước tiểu do thói quen uống ít nước
- Nhiễm khuẩn tiết niệu
- Dị dạng đường tiết niệu
- Yếu tố di truyền
TRIỆU CHỨNG
Nhiều trường hợp bệnh nhân không có triệu chứng trên lâm sang, chỉ được phát hiện tình cờ khi khám bệnh tổng quát, x-quang…
- Tiền sử nhiễm khuẩn tiết niệu, tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu đục
- Cơn đau quặn thận: đau dữ dội vùng hố sườn, âm ỉ kéo dài
- Sốt cao rét run
- Tiểu ra máu
ĐIỀU TRỊ VÀ DỰ PHÒNG
- Uống nhiều nước, tăng vận động giúp sỏi nhỏ và vừa có thể ra ngoài theo đường nước tiểu
- Biện pháp can thiệp: nội soi, mổ lấy sỏi, phá sỏi bằng sóng cao tận
- Áp dụng chế độ ăn và dùng thuốc tùy loại sỏi