DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỆNH GIANG MAI

Giang mai là gì?

Giang mai là 1 bệnh lây truyền qua đường tình dục do xoắn khuẩn giang mai gây ra. Bệnh diễn biến với những thời kỳ cấp xen lẫn thời kỳ bệnh ẩn. Diễn biến tự nhiên qua các thời kỳ 1,2,3 qua hàng chục năm.

Nguyên nhân gây bệnh

Xoắn khuẩn giang mai (treponema pallidum) xâm nhập vào cơ thể hầu hết do tiếp xúc qua đường tình dục với các tổn thương có nhiễm trùng. Hiếm gặp hơn là nhiễm trùng trong tử cung hoặc qua truyền máu.

Triệu chứng lâm sàng

Thời kỳ ủ bệnh từ 3-4 tuần sau khi tiếp xúc nguồn bệnh

Thời kỳ 1: sang giang mai

  • Tổn thương tại nơi xoắn khuẩn xâm nhập vào cơ thể
  • Là 1 vết loét nông, nền cứng, không đau, không ngứa, thường ở bộ phận sinh dục. Không điều trị thì vết này cũng tự mất đi
  • Sưng hạch bẹn, hạch to không đau không hóa mủ

Thời kỳ 2: nhiễm xoắn khuẩn huyết

Sau thời kỳ 1 khoảng 45 ngày, do giang mai lan toàn thân nên gây tổn thương ở da, niêm mạc và các triệu chứng toàn thân.

  • Đào ban giang mai: vết phẳng với mặt da, màu hồng thường ở vùng bụng, mạ sườn, bả vai, nếp gấp tay chân, hình tròn hoặc bầu dục
  • Sẩn giang mai ở hậu môn, sinh dục: sẩn nổi cao hơn mặt da, rắn chắc, màu đỏ hồng, có vảy. Thường ở rìa tóc, trán, long bàn tay, chân
  • Mụn loét ở miệng, họng
  • Rụng tóc lốm đốm từng mảng, sưng hạch bạch huyết, sốt nhẹ
  • Thời kỳ này bệnh lây lan nhiều

Thời kỳ 3:

  • Củ giang mai: tổn thương nổi cao so với mặt da, cộm lên
  • Gôm giang mai: giống khối u, qua 4 giai đoạn: cứng- mềm- loét- lành sẹo ở mặt, da đầu, ngực
  • Giang mai thần kinh: tổn thương tủy sống, não, liệt dây thần kinh
  • Giang mai tim mạch: viêm nội mạch tắc nghẽn, phình động mạch

Điều trị

Nguyên tắc chung:

Điều trị sớm, đủ liều để phòng tái phát và di chứng

Đồng thời điều trị cả vợ/ chồng hoặc bạn tình

Phác đồ điều trị:

Tùy thuốc thời kỳ bệnh, thường dùng là Penicilin G dạng chậm. Nếu giang mai thần kinh thì có thể sử dụng Cephalosporin thế hệ 3: Ceftriaxon

Bài viết liên quan