DẤU HIỆU TÊ BÌ TAY CHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Nếu chân tay tê mỏi thường xuyên kèm theo những dấu hiệu bất thường khác, bạn cần phải điều trị, tránh những biến chứng xấu. Vậy, bị tê tay chân là bệnh gì, có nguy hiểm không?

Triệu chứng tê tay chân thế nào là bất thường? 

Vật nặng đè lên chân tay thời gian dài đều có thể gây tê tay chân. Tuy nhiên, nếu tê tay tê chân kèm theo các biểu hiện sau, thì bạn nên cẩn trọng: 

  • Cảm giác râm ran như kiến bò từ cánh tay lan xuống các ngón tay
  • Chân tay bị mất cảm giác, tê buốt lan sang các vùng khác
  • Vùng vai gáy đau mỏi, cứng một bên cơ thể
  • Chân tay tê, châm chích, cảm giác nóng bỏng 
  • Đau nhức cơ bắp vùng bị tê. 

Bị tê tay chân là dấu hiệu bệnh gì? 

Nếu bị tê chân tay liên tục, thường xuyên có thể là biểu hiện của nhiều căn bệnh như: 

·         Đau thần kinh tọa 

Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất của cơ thể, từ thắt lưng xuống mông, đùi, bắp chân. Đau thần kinh tọa thường là do đĩa đệm bị thoát ra khỏi vị trí cấu tạo ban đầu, gây chèn ép vào dây thần kinh. Khi dây thần kinh tọa bị chèn ép sẽ gây đau nhức, tê bì chân tay. Chỗ nào càng bị chèn ép nhiều thì càng đau nhiều.

·         Thoát vị đĩa đệm

Thống kê cho thấy 80% bệnh nhân bị đau nhức, tê tay chân là do thoát vị đĩa đệm. Thoát vị đĩa đệm nếu không được điều trị dứt điểm, tình trạng tê chân tê tay sẽ ngày càng diễn biến xấu, cơ bị teo, thậm chí bại liệt toàn thân. 

·         Hẹp ống sống

Cột sống bị thu nhỏ bẩm sinh có thể gây chèn ép các rễ thần kinh chạy ra gây tắc nghẽn mạch máu, tê chân tay. 

·        Thiếu dưỡng chất 

Thiếu một số vitamin và khoáng chất chất cần thiết như Vitamin B1, B12, kali, canxi, axit folic… sẽ gây mệt mỏi, suy nhược cơ thể và tê tay chân.

Tê tay tê chân điều trị thế nào? 

Điều trị không dùng thuốc 

  • Không ngồi lâu, nằm lâu: tránh ngồi lâu hoặc đứng lâu một chỗ, nên vận động thường xuyên để dây thần kinh không bị chèn ép. 
  • Tập thể dục thường xuyên: tập thể dục nhẹ nhàng giúp tăng cường lưu thông máu, cải thiện sự linh hoạt của các khớp xương.
  • Ăn uống đầy đủ: có chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung các dưỡng chất thiết yếu để tăng cường sản sinh collagen, chắc xương khớp. 
  • Tự xoa bóp: nếu tay chân bị tê bì, co cứng cơ bắp thì có thể tự xoa bóp để giảm tê bì, cải thiện tuần hoàn máu. Bạn có thể kết hợp xoa bóp với dầu nóng để lưu thông máu, cải thiện tình trạng tê bì.

Điều trị bằng thuốc 

  • Thuốc chống trầm cảm: là loại thuốc cải thiện tê bì chân tay do đau cơ xơ hóa.
  • Thuốc gabapentin và pregabalin: giúp giảm viêm, giảm tê chân tay do đau xương hóa cột sống, bệnh thần kinh tiểu đường.
  • Thuốc chống viêm corticosteroid: giúp giảm viêm, giảm tê nhức do bệnh đa xơ cứng.

 

Bài viết liên quan