ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ MẤY LOẠI? NGUYÊN NHÂN GÂY BÊNH LÀ GÌ?
Đái tháo đường là 1 bệnh mạn tính gây ra bởi sự thiếu hụt tương đối hoặc tuyệt đối insulin, dẫn đến các rối loạn chuyển hóa hydrat carbon. Bệnh được đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết mạn tính và các rối loạn chuyển hóa.
Ở Việt Nam, đây là bệnh thường gặp và có tỷ lệ tử vong cao nhất trong các bệnh nội tiết.
Đái tháo đường có mấy loại?
Đái tháo đường nguyên phát:
- Đái tháo đường typ 1: phụ thuộc insulin
- Đái tháo đường typ 2: không phụ thuộc insulin
Đái tháo đường thứ phát: do bệnh lý tụy ngoại tiết, bệnh nội tiết, do dùng thuốc, hóa chất hay một số chứng rối loạn gen
Nguyên nhân đái tháo đường nguyên phát:
Các nguyên nhân |
ĐTĐ Typ 1 |
ĐTĐ Typ 2 |
Yếu tố nguy cơ |
Kháng nguyên HLA-DR3, HLA-DR4 |
Tiền sử gia đình Ăn nhiều, ít vận động thể lực Yếu tố chủng tộc Nhiễm độc |
Yếu tố khởi phát |
Nhiễm virus Stress chuyển hóa/ yêu cầu quá mức |
Béo phì Stress chuyển hóa/ yêu cầu quá mức |
Yếu tố bệnh sinh |
Phá hủy đảo tụy theo cơ chế tự miễn |
Các tế bào tụy thoái hóa/ suy yếu dần dần Giảm các receptor insulin ở ngoại biên |
Triệu chứng đái tháo đường:
Hậu quả tăng glucose máu:
- 4 nhiều: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy nhiều
- Rối loạn thị giác
- Viêm đường sinh dục- tiết niệu
Hậu quả rối loạn chuyển hóa glucose
- Ngủ lịm, yếu mệt, giảm cân (thiếu glucose trong tế bào)
- Nhiễm toan ceton (tăng chuyển hóa mỡ)